Hiện nay, sơn epoxy đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong cả công nghiệp và đời sống. Đối với những công trình như ram dốc, bãi đỗ xe, nhà máy sản xuất thực phẩm,… thì yêu cầu bề mặt phải có đủ độ nhám để đảm bảo an toàn khi sử dụng. Từ đó, sơn epoxy chống trơn trượt đã ra đời. Ở bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về loại sơn này nhé!
1. Ưu điểm của sơn epoxy chống trơn trượt
Đây là loại sơn này càng được ưa chuộng và được các chủ thầu tin tưởng sử dụng bởi nó có rất nhiều ưu điểm và tính năng vượt trội như:
– Đảm bảo an toàn cho người lao động khi di chuyển: Sơn epoxy chống trơn trượt giúp bề mặt thi công có độ ma sát, độ bám dính cao, giúp thuận tiện hơn trong việc di chuyển. Sơn epoxy đa dạng về màu sắc, mặt sàn sẽ được phân chia màu sắc khác nhau tùy vào từng khu vực nhằm cảnh báo nguy hiểm và phân chia rõ ràng giữa khu vực hoạt động với hành lang lối đi.
– Bên cạnh đó, thi công sơn epoxy còn giúp nâng cao năng suất lao động. Sơn epoxy tạo nên một bề mặt sáng bóng, giúp không gian luôn sáng sủa, thông thoáng, từ đó giúp tiết kiệm công suất tiêu thụ điện cho nhà xưởng.
– Thi công sơn epoxy còn giúp thuận tiện hơn trong việc vệ sinh, lau chùi. Màu sắc sơn đa dạng mang đến giá trị thẩm mỹ cao cho công trình và tăng cảm hứng làm việc cho người lao động.
– Ngoài ra, sản phẩm sơn này còn có nhiều ưu điểm khác như: có khả năng chịu trọng tải cao, không bị mài mòn bởi hóa chất và cơ học, đảm bảo nền sàn bền vững theo thời gian.
2. Phạm vi ứng dụng của sơn epoxy chống trơn trượt
Hiện nay, sơn epoxy chống trơn trượt ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều hạng mục công trình khác nhau:
– Trong đời sống: bãi đỗ xe, gara của các tòa nhà, tầng hầm, khu đô thị, trung tâm mua sắm, sân thể thao,…
– Trong công nghiệp: Nhà máy chế biến thực phẩm, xưởng cơ khí, xưởng ô tô,…
>> Có thể bạn quan tâm:
- Những Ý Tưởng Thiết Kế Phòng Ăn Sang Trọng, Khiến Ai Cũng Mê
- Những Điều Cần Biết Khi Thi Công Sơn Epoxy Chống Tĩnh Điện
3. Quy trình thi công sơn Epoxy chống trơn trượt
Bước 1: Xử lý bề mặt thi công, tiến hành mài tạo nhám cho sàn epoxy
– Tạo độ nhám cho bề mặt thi công bằng máy mài sàn công nghiệp nhằm tăng khả năng bám dính của sơn epoxy với sàn bê tông. Đối với những vị trí không thể sử dụng máy mài công nghiệp thì có thể sử dụng máy mài tay.
– Trong trường hợp mặt sàn còn những lớp sơn đã cũ thì cần mài sạch những lớp sơn ấy để đảm bảo độ bám dính tuyệt đối cho lớp sơn mới với bề mặt. Nếu những lớp sơn cũ không được làm sạch kĩ càng thì lớp sơn epoxy mới rất dễ bị bong tróc sau 1 thời gian ngắn thi công.
– Sau khi đã tiến hành mài nền xong cần vệ sinh sạch sẽ bề mặt thi công, sử dụng máy hút bụi để hút sạch bụi và cát còn vương lại trên bề mặt bởi cát và bụi sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến độ bám dính của lớp sơn lót với bề mặt thi công.
Bước 2: Thi công sơn lót epoxy cho bề mặt
Khi đảm bảo bề mặt thi công đã hoàn toàn sạch sẽ thì hãy bắt đầu tiến hành sơn lót epoxy.
– Sử dụng máy phun sơn hoặc rulo để thi công 1 lớp sơn lót cho bề mặt, chú ý chỉ sơn 1 lượng vừa đủ.
– Đây là lớp sơn vô cùng quan trọng, có chức năng liên kết sơn epoxy chống trơn trượt với bề mặt bê tông nên khi thi công sơn cần phủ kín bề mặt, nếu lớp sơn lót không đồng đều và bằng phẳng sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và độ bền của lớp sơn phủ.
Bước 3: Lấp đầy các khe hở, vết nứt trên bề mặt sàn bằng vữa epoxy
– Sau khi lớp sơn lót đã khô hoàn toàn, hãy kiểm tra kỹ càng toàn bộ bề mặt nền, xác định những vị trí bê tông lồi lõm, nứt nẻ. Trám trét đầy những vết nứt đó bằng vữa epoxy. .
– Trước khi thi công lớp sơn tiếp theo, hãy mài bề mặt thật bằng phẳng bằng máy mài kim cương và vệ sinh sạch sẽ hoàn toàn bề mặt.
Bước 4: Thi công lớp sơn epoxy chống trơn trượt thứ nhất
Trộn sơn epoxy với cát theo tỉ lệ hướng dẫn của nhà sản xuất. Sau đó, sử dụng rulo để lăn hỗn hợp này lên bề mặt nền nhà. Khi thi công cần đảm bảo đều tay để bề mặt bằng phẳng đồng đều, tránh trường hợp chỗ dày chỗ mỏng.
Bước 5: Thi công lớp sơn epoxy chống trơn trượt thứ 2
– Sau khi lớp epoxy chống trơn trượt thứ nhất đã khô, hãy tiến hành thi công lớp sơn thứ 2.
– Trong quá trình thi công cần che chắn cẩn thận để tránh bụi bẩn và các tạp chất bay vào nền khi lớp sơn chưa khô hoàn toàn. Nếu lớp sơn chưa khô mà đã tác động lên nó thì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng bề mặt.
Bước 6: Nghiệm thu bàn giao công trình
Khi sơn epoxy chống trơn trượt đã hoàn toàn khô thì bạn có thể di chuyển đi lại để nghiệm thu rồi bàn giao công trình.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về sơn epoxy chống trơn trượt. Hy vọng rằng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về sản phẩm sơn này. Chúc bạn thành công!
>> Xem thêm: Bảng báo giá sơn sàn công nghiệp mới nhất, liên tục cập nhật