Những điều cần biết khi thi công sơn Epoxy chống tĩnh điện

0

Quá trình thi công sơn Epoxy chống tĩnh điện đòi hỏi kỹ thuật viên cần nắm vững một số thông tin, thông số nhất định về dòng sơn, sản phẩm và quy trình thi công,… Nếu còn băn khoăn về thi công sơn sàn Epoxy chống tĩnh điện thì bạn hãy đọc ngay bài viết dưới đây để có thêm thông tin cần thiết nhé!

1. Sơn Epoxy chống tĩnh điện là gì?

Sơn Epoxy chống tĩnh điện là dòng sơn Epoxy gồm hai thành phần (phần sơn và hỗn hợp đóng rắn) được pha trộn theo tỷ lệ phù hợp để tạo nên lớp sơn hoàn hảo từ độ sánh mịn, kết dính đến độ đều màu.

sơn epoxy chống tĩnh điện

Dòng sơn chống tĩnh điện có lớp phủ chuyên dụng vừa có tác dụng chống tĩnh điện nhờ khả năng loại bỏ các hiện tượng bị nhiễm tĩnh điện, phóng điện ở sàn phát sinh trong quá trình hoạt động, ma sát, vừa giúp bảo vệ bề mặt sàn.

2. Phương pháp thi công sơn Epoxy chống tĩnh điện

Ưu điểm:

Sơn sàn Epoxy chống tĩnh điện gây được sự quan tâm lớn từ người tiêu dùng nhờ hàng loạt ưu điểm nổi trội như:

  • Hạn chế tình trạng cháy nổ, chống tia lửa điện và kiểm soát các vấn đề liên quan đến tĩnh điện một cách hiệu quả.
  • Độ bền bỉ cao, khả năng bám dính cực tốt, thích hợp với nhiều bề mặt khác nhau, nhất là sàn nhà xưởng của các công ty điện – điện tử.
  • Chống lại sự oxi hóa, các loại hóa chất, không bị ăn mòn bởi axit, bazơ
  • Khả năng chịu lực tốt, hạn chế tối đa sự tác động của các tác nhân vật lý gây tình trạng mặt sàn bị mài mòn, trầy xước.
  • Tính thẩm mỹ cao, mặt sàn láng mịn và lớp sơn đều màu giúp công trình của bạn thêm sang trọng hơn.
  • Dễ dàng vệ sinh các vết dầu mỡ bám trên mặt sàn, hạn chế tối đa tình trạng bám bụi.

sơn epoxy chống tĩnh điện hình 2

Nhược điểm:

  • Bên cạnh những ưu điểm thì dòng sơn Epoxy chống tĩnh điện cũng có một vài điểm hạn chế như:
  • Đòi hỏi người thợ thi công phải có kiến thức và kỹ thuật cao
  • Chi phí thi công tương đối cao so với các vật liệu khác.
  • Quy trình thi công tương đối phức tạp

Phương pháp thi công sơn sàn chống tĩnh điện:

Hiện nay có hai phương pháp thi công chủ yếu được áp dụng:

  • Phương pháp chống tĩnh điện bằng cách phân tán: ngay sau khi có dòng điện xuất hiện trên nền nhà xưởng, nó sẽ được truyền dẫn và phân tán toàn bộ xuống mặt đất nhờ dây dẫn đồng.
  • Thi công sơn sàn Epoxy chống tĩnh điện bằng phương pháp triệt tiêu: Thực hiện phủ thêm một lớp vật liệu sơn Epoxy có điện trở cao trên bề mặt trên mặt sàn nhằm triệt tiêu điện tích ngay khi nó vừa được truyền xuống sàn.

sơn epoxy chống tĩnh điện hình 3

>> Có thể bạn quan tâm: 

3. Quy trình thi công sơn Epoxy chống tĩnh điện: 

Để đảm bảo lớp sơn thành phẩm đạt yêu cầu kỹ thuật, quy trình thi công sơn sàn Epoxy nói chung và sơn Epoxy chống tĩnh điện nói riêng cần đảm bảo thực hiện theo các bước:

  • Bước 1: Xử lý bề mặt: Đây là bước làm đơn giản nhưng đòi hỏi người thi công cần thực hiện tỉ mỉ, cẩn thận để đem đến một bề mặt thi công hoàn hảo nhất trước khi bước vào quá trình sơn.

Ở bước làm này, bạn cần loại bỏ toàn bộ dị vật trên bề mặt cũng như lớp sơn cũ (nếu có) và thực hiện chà nhám bề mặt ngay sau đó. Bước làm này giúp cho mặt sàn có độ nhám nhất định để lớp sơn dễ dàng bám dính và có độ liên kết cao nhất với nền sàn.

  • Bước 2: Vệ sinh bề mặt sàn: Bạn cần sử dụng máy hút bụi hoặc chổi để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn giúp cho lớp sơn không bị lợn cợn và có thể bám dính tốt hơn.
  • Bước 3: Thực hiện sơn lớp sơn lót: Lớp sơn lót có tác dụng như một cầu nối liên kết lớp sơn tĩnh điện với nền bê tông, ngoài ra, nó còn giúp giảm thiểu tối đa lượng sơn thấm xuống nền sàn. Với những nền sàn bê tông đã đạt tiêu chuẩn về độ bằng phẳng cũng như độ thấm hút, bạn chỉ cần thực hiện sơn một lớp sơn lót là đủ.
  • Bước 4: Sử dụng vữa Epoxy giúp lấp đầy những vết rỗ, lỗ hổng (nếu có) và thực hiện chà phẳng ngay sau đó để bề mặt thi công hoàn hảo nhất.
  • Bước 5: Thi công lớp sơn sàn Epoxy chống tĩnh điện lần 1: Thực hiện trộn sơn theo đúng tỷ lệ mà nhà sản xuất khuyến cáo, sử dụng các dụng cụ phù hợp để sơn theo độ dày phù hợp, lưu ý cán phẳng và dàn đều lớp sơn nhất có thể.

sơn epoxy chống tĩnh điện hình 4

  • Bước 6: Thực hiện dán dây dẫn đồng dẫn điện tích tới cọc tiếp địa với điều kiện khoảng cách giữa các dây không được vượt quá 15m.
  • Bước 7: Thực hiện thi công than hoạt tính dẫn điện: Phủ lớp sơn lên bề mặt sàn nhằm dẫn điện tích vào dây đồng.
  • Bước 8: Thi công lớp sơn sàn Epoxy chống tĩnh điện lần 2: Thực hiện sơn tương tự lần 1, lưu ý phá vỡ các bọt khí để tránh xảy ra hiện tượng rỗ mặt sàn, đồng thời cần dàn phẳng lớp sơn để đảm bảo tính thẩm mỹ của mặt sàn.
  • Bước 9: Kiểm tra, đánh giá và bàn giao công trình.

4. Đo điện trở khi thi công sơn Epoxy chống tĩnh điện

Đo điện trở sau khi thi công sơn sàn Epoxy chống tĩnh điện là bước làm cần thiết, bởi nó giúp kiểm tra xem mức điện trở của sàn có đạt chuẩn theo yêu cầu của chủ đầu tư hay không và giúp khống chế dòng điện quá tải sao cho phù hợp.

sơn epoxy chống tĩnh điện hình 5

Kỹ thuật viên đang thực hiện đo điện trở của sàn Epoxy chống tĩnh điện

Để đo điện trở của sàn Epoxy chống tĩnh điện, bạn cần sử dụng máy đo điện trở chuyên dụng, cắm jack kết nối và tụ đồng, bật nguồn và điều chỉnh thang đo và đơn vị chuẩn rồi đọc kết quả hiển thị trên màn hình.

Hy vọng rằng những thông tin liên quan đến thi công sơn Epoxy chống tĩnh điện mà chúng tôi đã chia sẻ trong bài viết này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về dòng sơn này. Nếu có bất cứ thắc mắc gì, hãy vui lòng liên hệ với chúng tôi hoặc để lại ý kiến dưới phần bình luận để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhất bạn nhé!

>> Xem thêm nhiều thông tin hữu ích về sơn nền nhà xưởng tại: https://sonjymec.com/son-nen-nha-xuong-epoxy.htm

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.