Cách thi công chống thấm hồ cá cảnh đơn giản và đạt chuẩn

0

Khi thi công những công trình như hồ cá, hồ bơi… thì không thể thiếu công đoạn chống thấm. Công đoạn này không chỉ đảm bảo cho công năng sử dụng lâu dài của hồ mà còn giúp cho quá trình dọn dẹp, vệ sinh sau này được thuận tiện và đơn giản hơn. Vậy thi công chống thấm hồ cá cảnh như nào mới đúng cách? Và cần lưu ý những điều gì khi thi công? Để trả lời cho những câu hỏi trên thì bạn hãy đọc ngay bài viết dưới đây nhé!

1. Những lợi ích khi thi công chống thấm hồ cá cảnh.

Chống thấm cho hồ cá cảnh không chỉ mang lại lợi ích cho những cá thể sống trong  hồ mà còn làm tăng giá trị thẩm mỹ của hồ cá cảnh. Ngoài ra, chống thấm cho khu vực hồ cá cảnh còn mang lại những lợi ích như sau:

Công việc vệ sinh hồ cá cảnh sẽ trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn bởi lớp chống thấm giúp hồ cá tránh khỏi sự bám cặn của bụi bẩn cũng như những loại chất thải của cá.

Bên cạnh đó, lớp chống thấm giúp hạn chế những loại rong rêu và ẩm mốc. Vì vậy đảm bảo môi trường nước an toàn cho cá. 

Nhờ đó giúp hồ cá cảnh của chúng ta tăng thêm tính thẩm mỹ và làm nổi bật vẻ đẹp của cá cảnh ở trong hồ.

chống thấm cho hồ cá cảnh

Ngoài ra, lớp chống thấm giúp kéo dài tuổi thọ cho công trình hồ cá, giúp hồ cá tránh xảy ra tình trạng nứt gãy thành bể, đáy bể. Từ đó, giúp gia chủ vừa tiết kiệm được thời gian, công sức và cả tiền bạc cho việc tu sửa hồ cá cảnh.

2. Những cách chống thấm hồ cá cảnh tốt nhất hiện nay.

2.1 Chống thấm bằng màng nhũ tương chống thấm đàn hồi Polycoat.

Ưu điểm:

  • Dụng cụ thi công đơn giản.
  • Thi công nguội, không cần gia nhiệt và không cần khuấy trộn.
  • Sản phẩm không bắt cháy.
  • Độ bám dính của sản phẩm với bê tông, kim loại, gỗ… cực kì tốt.
  • Ngoài ra, sản phẩm có khả năng kháng lại sự xâm nhập của muối trong đất hay trong nước ngầm.
  • Không những thế, sản phẩm này còn mang lại hiệu quả kinh tế vô cùng cao.

Quy trình thi công:

  • Bước 1: Vệ sinh khu vực thi công.

Sử dụng những dụng cụ vệ sinh chuyên dụng để loại bỏ vụn vữa bê tông, bụi bẩn… ra khỏi bề mặt bê tông. Điều này góp phần giúp lớp chống thấm bám dính thật tốt lên bề mặt bê tông.

  • Bước 2: Trát vữa xi măng gốc.

Bạn nên trát một lớp vữa xi măng với độ cao từ 1- 2 cm làm bề mặt hồ cá. Lớp màng xi măng này giúp lớp chống thấm được chắc chắn nhất.

  • Bước 3: Phun lớp lót chống thấm.

Để pha loãng Polycoat bạn nên trộn Polycoat nguyên chất với 20% nước sạch. Sau đó khuấy đều rồi sử dụng những dụng cụ chuyên dụng để phun hoặc lăn dung dịch lên bề mặt cần chống thấm sao cho cho bề mặt được phủ thật đều dung dịch.

  • Bước 4: Sơn chống thấm bằng Polycoat.

Quét một lớp Polycoat lên toàn bộ bề mặt bể cá cảnh. Sau đó đợi khoảng 4 đến 6 giờ để lớp Polycoat đầu tiên khô thì tiến hành sơn tiếp lớp thứ hai lên.

chống thấm cho hồ cá cảnh hình 2

  • Bước 5: Kiểm tra và đánh giá.

Chúng ta kiểm tra độ chống thấm của lớp Polycoat bằng cách thử bơm nước vào hồ rồi kiểm tra hiệu quả chống thấm.

>> Gợi ý cho bạn:

2.2 Sử dụng sơn chống thấm.

Sử dụng sơn chống thấm là một sự lựa chọn hoàn hảo và là phương pháp chống thấm được mọi người sử dụng phổ biến hiện nay. Bởi những ưu điểm vượt trội của lớp sơn này mang lại như:

  • Độ bám dính của loại sản phẩm này tương đối cao
  • Không kén chọn bề mặt nên có thể sử dụng đối với các loại bề mặt như: bề mặt kim loại, bề mặt xi măng…, khả năng chống hao hụt của sản phẩm này cực kỳ tốt. 
  • Ngoài ra, khả năng kháng hóa của loại sản phẩm này cũng vô cùng tuyệt vời.

Quy trình thi công:

  • Bước 1: Vệ sinh bề mặt thi công.

Đây là bước đóng vai trò khá quan trọng giúp lớp chống thấm đạt hiệu suất tốt nhất. Chúng ta nên vệ sinh bề mặt thi công bằng những dụng cụ vệ sinh chuyên dụng như mày hút bụi để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, rác, vật liệu thừa ra khỏi bề mặt thi công.

  • Bước 2: Sơn xử lý hồ cá cảnh bị thấm nước.

Tùy vào mục đích sử dụng mà tiến hành sơn 2 hay 3 lớp. Lưu ý mỗi tiếng nên sơn cách nhau khoảng 6 tiếng để đạt hiệu quả chống thấm cao nhất.

chống thấm cho hồ cá cảnh hình 3

  • Bước 3: Sơn lót.

Lớp sơn lót có vai trò đặc biệt quan trọng giúp liên kết các lớp sơn với nhau làm tăng hiệu quả chống dính.

  • Bước 4: Sơn phủ.

Lớp sơn phủ được coi là lớp sơn quyết định độ thẩm mỹ của hồ cá cảnh. Hầu như người ta sẽ chọn lớp sơn phủ màu đen để làm nền nhằm tạo độ nổi bật cho những chú cá trong hồ.

  • Bước 5: Kiểm tra và đánh giá.

Chúng ta sẽ ngâm hồ cá cảnh từ 24- 48 giờ. Nếu không thấy xuất hiện những dấu hiệu của việc rò rỉ nước thì chất lượng chống thấm đạt tiêu chuẩn.

Trên đây là những kiến thức về chống thấm hồ cá cảnh. Hy vọng với những kiến thức này sẽ giúp công trình hồ cá nhà bạn trông đẹp hơn và đạt chất lượng tốt nhất.

>> Xem thêm bảng giá chi tiết sơn chống thấm tại: https://sonjymec.com/bang-gia-son-chong-tham-moi-nhat.htm

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.