Một số tiêu chuẩn chống thấm xây dựng mà bạn nên biết

0

Tiêu chuẩn chống thấm trong xây dựng như một thước đo khuôn mẫu giúp cho quá trình chọn lựa vật liệu thi công diễn ra một cách khoa học và đơn giản hơn. Và hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về một số tiêu chuẩn chống thấm trong những năm gần đây qua bài viết này.

1. Phân loại các loại vật liệu chống thấm hiện nay 

Dựa vào đặc điểm và tính chất mà ta chia ra làm 3 nhóm chính: Nhóm vô cơ, nhóm hữu cơ và cuối cùng là vật liệu hỗn hợp.
 

tiêu chuẩn chống thấm xây dựng

●     Vật liệu nguồn gốc vô cơ: Là nhóm nguyên liệu có thành phần chủ yếu là Bitum, xi măng, IBST. Nhóm này có thể chống sự hao mòn và chống thấm cao.

●    Vật liệu nguồn gốc hữu cơ: Là nhóm nguyên liệu vô cùng thân thiện với môi trường, có độ bền và kết dính siêu cao. Điển hình của loại vật liệu chống thấm này là chất chống thấm Intoc.

●    Vật liệu hỗn hợp chống thấm:  Đây là sự pha trộn của 2 loại vật liệu gốc hữu cơ và vật liệu vô cơ. Nó tận dụng hết cả ưu điểm của 2 loại vật liệu trên.

2. Các trạng thái của các vật liệu chống thấm

●    Dạng lỏng: Là những loại dung môi hữu cơ có thành phần dung môi và nước là chủ yếu.

●    Dạng rắn: Là những vật liệu như hạt, thanh, tấm có tính chất vật lý vô cùng cứng

●    Dạng dán: Có thành phần từ nhựa PVC hoặc Bitum với kết cấu sợi thủy tinh hoặc tráng kim. 

Tấm chống thấm khò nóng Bitum là điển hình của dạng dán.
Tấm chống thấm khò nóng Bitum là điển hình của dạng dán

3. Tiêu chuẩn thi công chống thấm trong xây dựng

Dưới đây là 1 số tiêu chuẩn chống thấm vô cùng quan trọng trong việc thi công xây dựng.

3.1 Tiêu chuẩn chống thấm bề mặt

Trong thi công chống thấm bề mặt, các công nhân xây dựng  thường sử dụng màng chống thấm bitum, sơn chống thấm hoặc là xi măng. Các vật liệu này sẽ giữ cho bề mặt của công trình chống lại sự thẩm thấu của nước và 1 số loại hóa chất nhằm làm phá hủy và ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Vì vậy bề mặt chống thấm luôn phải đảm bảo không bị nứt, thủng không thì tác dụng chống thấm của vật liệu sẽ vô dụng.
 

Chống thấm sàn mái bằng tấm màng Bitum.
Chống thấm sàn mái bằng tấm màng Bitum

 

Chống thấm sàn nhà bằng xi măng
Chống thấm sàn nhà bằng xi măng

>> Có thể bạn quan tâm: Báo giá sơn chống thấm JYMEC mới nhất

3.2 Tiêu chuẩn chống thấm dành cho toàn khối

Đây là tiêu chuẩn chống thấm cho toàn bộ vật liệu trong công trình. Phương pháp này rất tỉ mỉ và mất thời gian, công sức nhưng nó đem lại hiệu quả và lợi ích lâu dài cho công trình xây dựng.
 

Sơ đồ của công tác chống thấm toàn khối cơ bản
Sơ đồ của công tác chống thấm toàn khối cơ bản

3.3 Tiêu chuẩn chống thấm chèn đầy

Phương pháp trên được thi công chỉ khi bề mặt được phủ kín, nhẵn mịn, không còn 1 vết nứt nhỏ. Độ dày yêu cầu tối đa là 0,5 cm. Đây là phương pháp tương đối cần kỹ thuật cao nhưng sự hữu hiệu mà nó đem lại cho công trình thì không thể không phủ nhận.
 

Sơ đồ kĩ thuật của phương pháp chống thấm chèn đầy
Sơ đồ kĩ thuật của phương pháp chống thấm chèn đầy

3.4 Tiêu chuẩn chống thấm cho sơn và dung dịch chống thấm

– TCVN 2096: 1994 về xác định độ ẩm và thời gian khô hoàn toàn.

– TCVN 2097: 1995 về sơn để xác định độ bám dính liên kết của màng chống thấm.

– TCVN 2099: 2010 về sơn và vecni cho công trình xây dựng.

– TCVN 2100-2: 2011 về sơn và vecni dùng cho phép thử biến dạng nhanh

– TCVN 8267-3: 2012 về Silicon tăng kết cấu xây dựng nhằm xác định độ bền chặt của công trình.

– TCVN 8267-4: 2012 về Silicon xảm khe cho công trình xây dựng nhằm tối thiểu sự hao tổn khối lượng và thấm ướt.

– TCVN 8267-6: 2008 về Silicon xảm khe cho kết cấu xây dựng độ liên kết, bám chắc. 

– TCVN 8653-4: 2010 về sơn dạng nhũ Bitum xác định rửa trôi và tự làm sạch của lớp sơn.

– TCVN 8653-5: 2013 về sơn tường dạng nhũ Bitum để xác định độ bền chắc và kháng khuẩn của sản phẩm.

– TCVN 9067-2: 2014 về tấm trải chống thấm bitum biến tính nhằm xác định độ chịu nhiệt và chống thấm.

– TCVN 9067-3: 2015 về tấm trải chống thấm bitum biến tính nhằm xác định độ đàn hồi và co dãn. 

Trên đây là một số tiêu chuẩn chống thấm trong xây dựng trong thời gian gần đây. Rất mong bài viết sẽ đem lại một số thông tin cần thiết đến bạn đọc. Đừng quên để lại ý kiến dưới phần bình luận. Cảm ơn vì đã đọc hết bài viết này!

>> Xem thêm:

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.