Những vấn đề cần lưu ý trong thi công dầm thép sàn bê tông

0

Thi công dầm thép sàn bê tông là giai đoạn quan trọng trong quá trình thực hiện bất cứ công trình xây dựng nào. Để thực hiện tốt được khâu này đòi hỏi người thi công cần có những am hiểu tốt về trình tự, quy trình cần thiết để từ bản vẽ ra thực tế chuẩn chỉ. 

Một số vấn đề nên nắm vững 

Dầm là một cấu kiện đơn giản có kết cấu gồm bê tông và cốt thép. Chúng có ứng dụng phổ biến trong các công trình xây dựng nhà ở dân sinh, công trình kiến trúc,.. Dầm được ví như thanh nằm ngang và chịu lực từ mô men uốn và lực cắt.  

Trên thực tế thấy rằng, dầm ngoài chịu lực ngang thì còn chịu tác động từ lực dọc (hay khung giằng).  Ở trường hợp này cần tính toán kỹ lượng dầm chịu nén uốn đồng thời như cột. 

Dầm được đặt vào công trình với mục đích bảo vệ, chịu sức ép từ toàn bộ khối lượng của ngôi nhà. Đồng thời có nhiệm vụ truyền tải trọng, phân tán lên các bộ phận khác.

Dầm thép sàn bê tông là loại dầm lớn, trải dài theo chiều rộng bao phủ diện tích ngôi nhà đang thi công, hỗ trợ các dầm khác, đem tới sự vững chãi cho toàn bộ hệ thống. Dầm thép sàn bê tông có ứng dụng khá phổ biến hiện nay. 

Biện pháp thi công dầm thép sàn bê tông đúng quy chuẩn 

Biện pháp thi công của khâu này phải được tiến hành từ từ từng bước một, sau khi đã chuẩn bị và kiểm tra đầy đủ vật liệu, đảm bảo an toàn trong suốt quá trình thi công. 

Bước 1: Bắt đầu lắp dựng giàn giáo 

  • Người giám sát, những kỹ sư, tổ trưởng và trắc đạt để định vị cao độ, từ đó tìm đến tim trục sao cho chính xác nhất
  • Tiến hành giai đoạn lắp dựng giàn giáo cẩn thận, đúng vị trí so với bản thiết kế 

Bước 2: Gia công, lắp dựng cốt pha cho dầm sàn 

  • Thực hiện gia công ván dầm, phải kiểm tra bảo đảm phần ván đạt yêu cầu, không cong vênh hay biến dạng.. 
  • Cân cao độ rải ban xà gồ
  • Thực hiện việc lắp đặt ván dầm rồi kế tiếp là ván sàn.
  • Tạo nhám đầu cột bằng đục
  • Sau khi đã xong xuôi công đoạn này thì cần vệ sinh và chuyển thép lên sàn

Bước 3: Lắp dựng phần cốt thép đúng kỹ thuật

  • Triển khai gia công phần thép dầm sàn theo đúng tiêu chuẩn trong ngành xây dựng Việt Nam đề ra. 
  • Tiếp tục lắp đặt cốt thép đã gia công theo như bản thiết kế đưa ra thật đúng vị trí. 

Bước 4: Triển khai công tác điện nước âm sàn 

  • Dùng ống cứng để đi sẵn ống chờ dây điện 
  • Đặt ống chờ cho ống nước xuống sàn 

Bước 5: Kiểm tra lại các công đoạn ở trên, khi đã đạt yêu cầu thì tiến hành đổ bê tông dầm sàn theo như quy định

  • Sau đổ từ 12 đến 24 tiếng thì tiến hành bảo dưỡng bê tông sàn 
  • Dùng bao bì lót dưới nền để giữ nước hiệu quả trong quá trình bảo dưỡng

Các lưu ý khi thi công dầm thép sàn bê tông 

  • Đảm bảo an toàn trong suốt quá trình thi công trên công trường
  • Các thiết bị phục vụ thi công cần bảo quản tốt, chỉ cho những người có kiến thức về thiết bị đó sử dụng. 
  • Cần chuẩn bị và kiểm tra kỹ các vật dụng, hệ thống,.. để đảm bảo mọi thứ như đã dự tính
  • Nếu thi công thời tiết không thuận lợi như hiện tượng mưa thì cần dừng lại và di chuyển hay che chắn cho dầm sàn
  • Quy trình thi công đúng với thiết kế, theo từng bước một, cẩn thận trong từng chi tiết để cho ra công trình chất lượng nhất. Tránh các vấn đề rủi ro xảy ra làm ảnh hưởng tới tiến độ thi công, công sức của người lao động. 

Để đem tới hiệu quả tối đa cho quá trình thi công dầm thép sàn bê tông thì cần tính toán chính xác kỹ lưỡng trong mọi khâu từ thiết kế tới thi công. Hy vọng bài viết này đã đem tới cho bạn các kiến thức bổ ích nhất. 

==> Bạn có thể tham khảo thêm những bài viết sau đây:

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.