Bạn đang gặp phải sự cố bugi xe máy bị ướt? Bạn băn khoăn không biết nên khắc phục nó như thế nào? Hôm nay, cứu hộ xe máy uy tín AnBinh sẽ có bài viết hướng dẫn khắc phục bugi xe máy bị ướt tốt nhất nhé. Xem ngay thôi nào!
Bugi xe máy có tác dụng gì?
Bugi có tác dụng chính là sản sinh ra tia lửa điện tại điểm giữa của hai điện cực (giữa cực bên nối mát và cực trung tâm) nhằm đốt cháy chất đốt có sẵn trong buồng đốt. Chất đốt ở đây chính là hỗn hợp trộn theo tỷ lệ của không khí và xăng từ chế hòa khí, và nạp sẵn vào trong buồng đốt.
Bugi xe máy phải hoạt động ở điều kiện môi trường cực kỳ khắc nghiệt với nhiệt độ lò đốt là 2500 độ C và chịu tác động áp suất nén rơi khoảng 50kg/cm2. Đồng thời, điện tích giữa hai cực Bugi dao động trong mức 40.000 đến 100.000V. Để đáp ứng môi trường làm việc khắc nghiệt như vậy bugi được chế tạo với các tiêu chuẩn khắt khe và được làm từ các nguyên liệu sở hữu độ bền cơ học cao.
Đồng thời, bugi bắt buộc phải có một lớp sứ bao bọc bên ngoài nhằm để giữ nhiệt, tránh tình trạng nhiệt bị thoát ra ngoài, đồng thời ngăn chặn sự bám dính của bụi bẩn.
Một bugi đạt chất lượng phải chịu nhiệt độ cao cũng như sự thay đổi đột ngột áp suất, bảo đảm luôn sản sinh ra tia lửa mạnh và ổn định trong mọi điều kiện, đáp ứng nhu cầu đốt cháy nhiên liệu của xe.
Mặc dù bugi có thiết kế và cấu tạo bởi các vật liệu có độ bền cao, song bugi phải hoạt động với tần suất liên tục trong môi trường khắc nghiệt nên đòi hỏi người dùng phải tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng một cách thường xuyên nhằm tăng tuổi thọ của bugi.
Nguyên nhân dẫn đến bugi xe máy bị hỏng
Như chúng ta tìm hiểu ở trên bugi xe máy cấu tạo bởi các vật liệu siêu bền. Song, do điều kiện môi trường làm việc của bugi rất khắc nghiệt nên bugi xe máy thường hay xảy ra những sự cố hỏng hóc. Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến việc bugi của xe bị hỏng hóc.
-
Do bugi xe máy hoạt động lâu ngày dẫn đến hao mòn.
-
Do trong quá trình sử dụng bugi: Trong quá trình sử dụng xe nếu xe bị va chạm hoặc nghiêng đổ dẫn đến bugi bị hỏng.
-
Do trong quá trình xe hoạt động bugi ướt.
-
Do lượng xéc-măng không gạt hết, dầu bám trên thành Xi lanh. Lượng dầu còn tồn lại bị đốt cháy tạo ra muội bám vào thành của Bugi dẫn đến việc tia lửa điện được sinh ra yếu, gây ảnh hưởng lớn tới quá trình làm cháy nhiên liệu.
Hướng dẫn khắc phục bugi xe máy bị ướt tốt nhất
Cấu tạo của một bugi xe máy bao gồm: Cực mát hay điện cực bìa, điện cực trung tâm, khe hở đánh lửa giữa cực mát và cực trung tâm tầm 0,9 mm (với hệ thống đánh lửa tiếp điểm) và 2,03 mm (với hệ thống đánh lửa điện tử), sứ cách điện, phần vỏ kim loại, đầu tiếp xúc với dây cao áp,…
Điện áp của dòng điện phải lớn và nằm trong khoảng từ 40.000-100.000V để có thể phóng qua khe hở giữa hai điện cực và tạo ra tia lửa điện.
Nếu như bugi khi bugi ướt do bị dính dầu động cơ sẽ khiến công suất động cơ giảm sút. Đây là dấu hiệu khả năng dầu lọt vào xi lanh, bị đốt tạo thành muội than bám trên bugi và dầu bám vào bugi làm bugi ướt. Nguyên nhân dầu lọt vào xi lanh do hở xupap, hở xéc-măng hoặc thành xilanh bị mài mòn.
+ Trong trường hợp xe máy bạn ra khói trắng và có mùi khét, bạn cần phải nhanh chóng sửa chữa (làm máy) nhằm giúp không gây sự cố hư hỏng thêm khi xe hoạt động (bó máy khi hết dầu bôi trơn).
Cách tốt nhất là bạn nên mang xe tới garage kiểm tra và sửa chữa hư hỏng. Có thể bạn cần phải thay thế ron làm kín nắp đậy trục cam, vòng làm kín bugi hay nặng hơn là thay thế các chi tiết như phớt ghít xupáp, xéc măng hoặc làm lại xilanh. Chi phí cho các sửa chữa này cũng sẽ không cao hơn các sửa chữa thông thường.
Hãy liên hệ dịch vụ cứu hộ xe máy uy tín AnBinh Hotline: 0941.775.222