Hướng dẫn đổ dầm sàn bê tông cốt thép đúng quy chuẩn

0

Để cấu thành nên một ngôi nhà hoàn chỉnh thì cần nhiều giai đoạn hợp thành như tính toán cẩn thận về kỹ thuật, diện tích, nguyên vật liệu, biện pháp thi công. Trong đó, giai đoạn đặc biệt quan trọng không thể thiếu là đổ dầm sàn bê tông cốt thép. Nó là yếu tố tạo nên sự bền vững và thẩm mỹ đến với căn nhà. Mời bạn tham khảo quy trình đổ bê tông cốt thép dầm sàn trong bài viết dưới đây. 

Công tác chuẩn bị trước giai đoạn đổ bê tông 

Trong quá trình thi công xây dựng nhà thì không thể thiếu giai đoạn đổ bê tông, mỗi công trình sẽ có yêu cầu về cách đổ và sử dụng khối lượng vật tư khác nhau. Trước khi tiến hành thi công thì cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt để đảm bảo thực hiện hiệu quả, không xảy ra bất kỳ vấn đề hay sai sót không đáng có nào. 

Cụ thể, hãy lưu ý một số vấn đề dưới đây: 

  • Tính toán kỹ lưỡng các nguyên vật liệu cần thiết, nhân lực phục vụ quá trình thi công, tất cả các loại máy móc thiết bị, số lượng cụ thể
  • Xem xét thời gian thi công việc đổ bê tông 
  • Tính toán đặc điểm của mặt bằng thi công nơi đổ dầm sàn bê tông cốt thép 
  • Khoanh vùng những nơi đổ bê tông an toàn để không gây ảnh hưởng tới người dân xung quanh. 
  • Dọn dẹp, vệ sinh bằng cách dội nước cho cốt pha, loại bỏ bê tông đọng
  • Kiểm tra xem khuôn đúc có gặp trục trặc gì không, đúng kích thước cấu kiện, không bị cong vênh hay biến dạng. 
  • Kiểm tra các thiết bị khác như cốt thép, giàn giáo, sàn thao tác..
  • Với bê tông sàn mỏng nhỏ hơn 30cm hay dầm sàn thì cần dùng máy đầm bàn
  • Kiểm tra lại sàn đổ bê tông về yêu cầu kỹ thuật trong xây dựng về độ nhẵn và không ngập nước 

Hướng dẫn quy trình đổ dầm sàn bê tông cốt thép 

Quy trình đổ bê tông dầm 

Khi đổ bê tông dầm thì công nhân cần chú ý tới chiều cao của dầm nếu không vượt quá 50cm thì sẽ đổ dầm cùng với bản sàn. Mỗi công trình sẽ dựa vào người thiết kế để chọn lựa kiểu đổ phù hợp nhất. Với loại dầm đổ cao thì người ta sẽ đổ bê tông theo dạng bậc thang đoạn một chừng 1m. 

Cột sẽ là nơi liên kết với đổ bê tông khối dầm và bản sàn, cột sẽ mang độ cao cách mặt đáy dầm khoảng 3 – 5cm thì dừng lại nghỉ trong vòng 1 – 2 giờ để ngót bớt mới tiếp tục đổ. 

Quy trình đổ bê tông sàn 

Sàn sẽ có chiều dày khi đổ bê tông thường khoảng 8 – 10cm.Bê tông sàn không chống thấm, chống nóng cao như dầm nhưng cũng vẫn phải đảm bảo vấn đề này ở mức bình thường để tránh hiện tượng nứt xảy ra. 

Khi đổ bê tông sàn sẽ thực hiện theo hướng giật lùi, hình thành một lớp, giảm tình trạng phân tần xảy ra. 

Thợ đổ bê tông sẽ đổ theo từng dải dài 1 – 2m trên mặt sàn. Khi đã đỏ đến cách dầm chính chừng 1m thì bắt đầu đổ dầm, đổ bê tông và dầm cách mặt trên cốp pha sàn khoảng 5 – 10cm rồi tiếp tục đổ tiếp. Trong quá trình đổ cần kiểm soát độ cao nếu không sẽ lãng phí bê tông. 

Cần tuân theo đúng nguyên tắc đỏ bê tông sàn từ vị trí xa nhất dần dần tới vị trí gần, tránh nước đọng ở 2 dầu và các góc làm cốp pha, dọc theo mặt vách hộc cốp pha. 

Những thao tác như đổ, gạt, đầm, xoa mặt bê tông cần thực hiện liên tiếp theo kiểu cuốn chiếu từng đoạn. Công việc đổ bê tông dầm sàn không hề đơn giản chút nào, nó đòi hỏi nhiều kỹ thuật và khá vất vả cho người lao động. Cần có thiết bị hỗ trợ công việc đổ dầm sàn bê tông cốt thép, đội ngũ thợ lành nghề giàu kinh nghiệm. 

==> Bạn có thể tham khảo thêm những bài viết sau đây:

Cách chọn sạc dự phòng Anker, cáp sạc và củ sạc Anker cho iPhone

Hướng dẫn khắc phục bugi xe máy bị ướt tốt nhất

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.