Hiện nay, có khá nhiều người lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội Việt Nam rồi thì cho rằng không cần thiết phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp nữa. Tuy nhiên, bảo hiểm thất nghiệp cũng có quy định về những đối tượng bắt buộc tham gia. Theo đó, người lao động cần nắm rõ chi tiết về đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành thông qua nội dung bài viết sau đây.
Điều 43 Luật Việc làm 2013 quy định rõ 02 nhóm đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp, cụ thể:
1. Đối tượng là người lao động
Người lao động cần tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc: Không xác định thời hạn; Xác định thời hạn; Theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Ngoại lệ: Người lao động đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Lưu ý: Trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động cùng một thời điểm thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
2. Đối tượng là người sử dụng lao động
– Người sử dụng lao động là cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân;
– Các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;
– Một số cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam;
– Đối tượng là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác
– Cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động đã nêu.
Người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động tại tổ chức bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực.
Một số trường hợp người lao động sẽ không được nhận khoản tiền trợ cấp này. Điều 49 của Luật Việc làm 2013 quy định cụ thể về điều kiện được hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trong đó có 09 trường hợp sau, người lao động không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp:
1. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
Trong trường hợp này, người lao động cũng không được hưởng trợ cấp thôi việc, đồng thời phải bồi thường cho chủ sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
2. Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng
Do đang được hưởng khoản lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng, người lao động cũng sẽ không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
3. Đang thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an
Trong thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, người lao động hưởng một số khoản trợ cấp, phụ cấp nhất định như: Phụ cấp theo quân hàm hiện hưởng; trợ cấp một lần sau khi xuất ngũ; trợ cấp tạo việc làm… Tuy nhiên, người lao động không được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
4. Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên
Trường hợp người lao động chưa tìm được việc làm nhưng đang đi học có thời hạn từ đủ 01 năm trở lên thì cũng không thuộc đối tượng được hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
5. Đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện.
Người lao động đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp nhưng lại thuộc một trong các trường hợp trên sẽ không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.
6. Bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù
Nếu bị tạm giam hoặc chấp hành hình phạt tù, người lao động cũng mất quyền lợi được hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
7. Ra nước ngoài định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng
Trường hợp ra nước ngoài định cư, người lao động sẽ được rút tiền bảo hiểm xã hội một lần mà sẽ không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
Làm thế nào để có thể gõ dấu tiếng Việt trên phần mềm HTKK?
Khắc phục lỗi không chọn được tệp tờ khai để nộp báo cáo thuế qua mạng
8. Người lao động chết
Khi người lao động chết, thân nhân sẽ được hưởng một số khoản trợ cấp mai táng, trợ cấp tuất theo quy định nếu đủ điều kiện nhưng sẽ không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
9. Không nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp trong 03 tháng, từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động
Trong thời gian 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động đủ điều kiện phải nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo Khoản 3 Điều 49 của Luật Việc làm 2013. Nếu ngoài 03 tháng mà không nộp hồ sơ, người lao động sẽ mất quyền lợi.